Chế độ lương hưu (nenkin), lương hưu quốc dân (kokumin nenkin)

ツイッターでツイート
フェイスブックでシェア
ラインでシェア

Page Number 2000366  Updated on March 14, 2023

Print Print in large font

Tất cả những người đã đăng ký cư trú tại Nhật Bản trong từ 20 tuổi đến 59 tuổi đều phải tham gia hệ thống lương hưu quốc dân.
Chế độ lương hưu công là chế độ do nhà nước thiết lập nhằm bồi thường thu nhập để đảm bảo sự ổn định cuộc sống không chỉ khi về già mà còn trong những trường hợp người thân tử vong, khuyết tật, v.v..

Lương hưu công bao gồm lương hưu quốc dân và lương hưu phúc lợi.

Liên hệ

  • Lương hưu cơ bản cho người cao tuổi, trợ cấp một lần khi tử vong lương hưu cho góa phụ
  • Lương hưu cơ bản cho người khuyết tật
  • Lương hưu cơ bản cho gia quyến của người đã mất
    • Bộ phận bảo hiểm y tế quốc dân và lương hưu (Tầng 1, Tòa thị chính/SĐT: 058-214-2086)
    • Văn phòng lương hưu Gifu Kita, SĐT: 058-294-6364
  • Lương hưu phúc lợi, lương hưu phúc lợi cho người cao tuổi
  • Lương hưu phúc lợi cho người khuyết tật
  • Lương hưu phúc lợi cho gia quyến của người đã mất
  • Thanh toán một lần khi đã rời khỏi cho người nước ngoài lưu trú ngắn hạn
  • Hiệp định an sinh xã hội
    • Văn phòng lương hưu Gifu Minami/SĐT: 058-273-6161
    • Văn phòng lương hưu Gifu Kita/SĐT: 058-294-6364
    • Trung tâm tư vấn lương hưu Machikado Gifu
      (Chỉ nhận tư vấn tại chỗ)
      (Khu vực công viên Orchid Park, Gifu-shi, Koran 2-23)

Cơ chế lương hưu công và đối tượng có thể tham gia

Người hưởng bảo hiểm loại 1

Lương hưu quốc dân (lương hưu cơ bản)

Người hưởng bảo hiểm loại 2

Lương hưu quốc dân (lương hưu cơ bản)

Lương hưu phúc lợi

Người hưởng bảo hiểm loại 3

Lương hưu quốc dân (lương hưu cơ bản)

*Lương hưu quốc dân là thành phần cơ bản của hệ thống lương hưu công, còn lương hưu phúc lợi là phần thêm vào. Vì vậy, người tham gia vào bảo hiểm lương hưu phúc lợi có thể nhận được cả tiền lương hưu quốc dân và lương hưu phúc lợi.

  • Người hưởng bảo hiểm loại 1
    Người kinh doanh tự do, học sinh, sinh viên (trên 20 tuổi), người làm công việc bán thời gian, v.v.
    Nơi làm thủ tục : Tòa thị chính và các văn phòng chi nhánh
  • Người hưởng bảo hiểm loại 2
    Nhân viên công ty, nhân viên công vụ
    Nơi làm thủ tục : Nơi làm việc
  • Người hưởng bảo hiểm loại 3
    Vợ/chồng phụ thuộc vào người hưởng bảo hiểm loại 2
    Nơi làm thủ tục : Nơi làm việc của vợ/chồng

Người hưởng bảo hiểm loại 1

Liên hệ

  • Bộ phận bảo hiểm y tế quốc dân và lương hưu
    (Tầng 1, Tòa thị chính/SĐT: 058-214-2086)
  • Văn phòng lương hưu Gifu Kita/SĐT: 058-294-6364

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được thống nhất trên toàn quốc, không phân biệt thu nhập và được đóng cố định hàng tháng.

Miễn giảm

Đối với những người thuộc đối tượng có thu nhập thấp hoặc đang thất nghiệp (không bao gồm học sinh, sinh viên), v.v.
Những người dưới 50 tuổi có thể nộp đơn đăng ký "Chế độ hoãn thanh toán cho người trẻ tuổi".

Nhận lương hưu

Người có thời gian đóng phí bảo hiểm và thời gian được miễn giảm bảo hiểm từ 10 năm (120 tháng) trở lên có thể nhận được lương hưu cơ bản cho người cao tuổi từ năm 65 tuổi.

*Bạn có thể yêu cầu thay đổi độ tuổi nhận lương hưu lên sớm hơn, trong độ tuổi từ 60 đến trước 65 tuổi, hoặc yêu cầu hoãn thời điểm nhận lương hưu sang sau 66 tuổi.

Trợ cấp một lần khi tử vong

Thời gian nhận

Khi người hưởng bảo hiểm loại 1 tử vong

Điều kiện nhận

Người hưởng bảo hiểm loại 1

  • Đã đóng phí bảo hiểm từ 36 tháng trở lên với tư cách là người hưởng bảo hiểm loại 1
  • Chưa từng nhận lương hưu cơ bản cho người cao tuổi hoặc lương hưu cơ bản cho người khuyết tật

Đối tượng nhận

Gia quyến từng cùng duy trì kế sinh nhai với người hưởng bảo hiểm loại 1 đã mất.

Thứ tự ưu tiên nhận trợ cấp

  1. Vợ/chồng
  2. Con cái
  3. Cha mẹ
  4. Cháu
  5. Ông bà
  6. Anh chị em

Lương hưu cho góa phụ

Đối tượng và thời gian nhận

Từ 60 đến 65 tuổi đối với vợ của người hưởng bảo hiểm loại 1

Điều kiện nhận

  • Người hưởng bảo hiểm loại 1
    • Đã đóng phí bảo hiểm từ 10 năm trở lên (*) (bao gồm cả thời gian được miễn giảm) với tư cách là người hưởng bảo hiểm loại 1 trước ngày mất
    • Chưa từng nhận lương hưu cơ bản cho người cao tuổi hoặc lương hưu cơ bản cho người khuyết tật
  • Vợ của người hưởng bảo hiểm loại 1
    • Đã kết hôn từ 10 năm trở lên tại thời điểm người chồng qua đời
    • Từng cùng duy trì kế sinh nhai với người hưởng bảo hiểm loại 1
    • Chưa từng nhận lương hưu cơ bản cho người cao tuổi

(*)Trường hợp mất trước ngày 1/8/2017 thì yêu cầu thời gian là 25 năm trở lên.

Người hưởng bảo hiểm loại 2

  • Phí bảo hiểm
    Phí bảo hiểm cố định hàng tháng được chia đều giữa người hưởng bảo hiểm và công ty, được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng.
  • Nhận lương hưu
    Người có thời gian đóng phí bảo hiểm và thời gian được miễn giảm bảo hiểm đáp ứng đủ số năm quy định có thể nhận được lương hưu cơ bản cho người cao tuổi và lương hưu phúc lợi cho người cao tuổi từ năm 65 tuổi.

Người hưởng bảo hiểm loại 3

  • Phí bảo hiểm
    Không cần đóng phí bảo hiểm với tư cách cá nhân do người hưởng bảo hiểm loại 3 đóng bảo hiểm theo Chế độ lương hưu phúc lợi.
  • Nhận lương hưu
    Người hưởng bảo hiểm loại 3 (kể từ tháng 4 năm 1986) có thời gian đóng bảo hiểm và thời gian được miễn giảm bảo hiểm từ 10 năm (120 tháng) trở lên có thể nhận được lương hưu cơ bản cho người cao tuổi từ năm 65 tuổi.

Lương hưu cho người khuyết tật

Đối tượng nhận

Là khoản lương hưu mà những người trong độ tuổi lao động nhận được khi do thương tật, ốm đau mà công việc và cuộc sống của họ bị hạn chế.
Có điều kiện để nhận các loại lương hưu này.

Loại

  • Lương hưu cơ bản cho người khuyết tật
  • Lương hưu phúc lợi cho người khuyết tật

Điều kiện nhận

  • Thời gian đóng phí hoặc được miễn giảm bảo hiểm trên 2/3 tổng thời gian tham gia lương hưu công tính tại thời điểm hai tháng trước tháng khám bệnh đầu tiên.
  • Dưới 65 tuổi tính tại thời điểm ngày khám đầu tiên và không đóng thiếu phí bảo hiểm trong vòng 1 năm trước ngày khám đầu tiên.

*Trường hợp chưa đủ 20 tuổi (chưa tham gia tham gia chế độ lương hưu) tính tới thời điểm ngày khám đầu tiên thì sẽ không có bất kỳ điều kiện bắt buộc nào.

Đối tượng nhận lương hưu cơ bản cho người khuyết tật

Khi bạn do bệnh tật hoặc chấn thương mà đang trong tình trạng thương tật theo bảng phân loại khuyết tật do pháp luật quy định (cấp (1) hoặc cấp (2)), đồng thời tại ngày khám đầu tiên thuộc 1 trong 3 khoảng thời gian dưới đây:

*Ngày khám đầu tiên là ngày bạn được bác sĩ/nha sĩ khám và điều trị lần đầu về bệnh tật hoặc chấn thương - tác nhân gây ra tình trạng khuyết tật của bạn

  1. Trong thời gian tham gia lương hưu quốc dân
  2. Trước 20 tuổi (chưa tham gia vào chế độ lương hưu)
  3. Từ 60 tuổi đến dưới 65 tuổi (sống tại Nhật Bản trong thời gian không tham gia chế độ lương hưu)

Đối tượng nhận lương hưu phúc lợi cho người khuyết tật

  • Khi đang trong tình trạng khuyết tật cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 do bệnh tật hoặc chấn thương (được ghi trong mục lương hưu cơ bản cho người khuyết tật ở trên)
  • Khi đang tham gia lương hưu phúc lợi tại thời điểm lần đầu điều trị bệnh tật hoặc chấn thương nêu trên
  • *Nhận tiền theo hình thức cộng thêm vào tiền lương hưu cơ bản cho người khuyết tật
  • *Trong trường hợp khuyết tật mức độ nhẹ
    Trường hợp khuyết tật mức độ nhẹ (không thuộc cấp độ 2) thì sẽ được nhận lương hưu phúc lợi theo tình trạng khuyết tật cấp độ 3.

Trợ cấp khuyết tật (trợ cấp một lần)

Trợ cấp khuyết tật (trợ cấp một lần) được thanh toán nếu bệnh tật hoặc chấn thương được chữa khỏi trong vòng 5 năm kể từ ngày khám đầu tiên, hoặc khi tình trạng khuyết tật còn lại nhẹ hơn so với mức quy định để được nhận lương hưu phúc lợi cho người khuyết tật.

Lương hưu cơ bản cho gia quyến của người đã mất

Thời gian nhận

Khi người hưởng bảo hiểm hoặc người đủ điều kiện nhận (có thời gian tham gia cần thiết để nhận) lương hưu cơ bản cho người cao tuổi từ 25 năm trở lên qua đời.

Điều kiện nhận lương hưu cơ bản cho gia quyến của người đã mất

Người đã mất

Thời gian đóng phí bảo hiểm (bao gồm cả thời gian được miễn giảm) trên 2/3 tổng thời gian tham gia bảo hiểm tính tới thời điểm ngày trước ngày mất.

*Trường hợp ngày mất trước ngày 1/4/2026
Nếu tính tới thời điểm ngày mất, người đã mất đó dưới 65 tuổi và trong vòng 1 năm tính tới 2 tháng trước tháng qua đời, người đã mất không nộp muộn phí bảo hiểm thì gia quyến sẽ thuộc diện được nhận khoản tiền này.

Đối tượng nhận

Người tiếp tục duy trì kế sinh nhai của người đã mất và thuộc 1. trong 2. đối tượng dưới đây:

  1. Vợ/chồng người đã mất có con chung đủ 18 tuổi vào trước ngày cuối cùng của năm tài chính (31/3) hoặc người con đó
  2. Vợ/chồng người đã mất có con chung dưới 20 tuổi đang trong tình trạng khuyết tật hoặc người con đó

Lương hưu phúc lợi cho gia quyến của người đã mất

Thời gian nhận

  1. Khi người hưởng bảo hiểm qua đời hoặc người hưởng bảo hiểm mất trong vòng 5 năm kể từ ngày khám khuyết tật đầu tiên trong thời gian tham gia bảo hiểm.
    Thời gian đóng phí bảo hiểm (bao gồm cả thời gian được miễn giảm) trên 2/3 tổng thời gian tham gia bảo hiểm tính tới thời điểm ngày trước ngày mất.
    *Trường hợp ngày mất trước ngày 1/4/2026
    Nếu tính tới thời điểm ngày mất, người đã mất đó dưới 65 tuổi và trong vòng 1 năm tính tới 2 tháng trước tháng qua đời, người đã mất không nộp muộn phí bảo hiểm thì gia quyến sẽ thuộc diện được nhận khoản tiền này.
  2. Khi người đủ điều kiện nhận (có thời gian tham gia cần thiết để nhận) lương hưu phúc lợi cho người cao tuổi từ 25 năm trở lên qua đời.
  3. Khi người mất là người thuộc đối tượng có thể nhận lương hưu phúc lợi cho người khuyết tật cấp độ 1 hoặc 2.

Đối tượng nhận

Người tiếp tục duy trì kế sinh nhai mà người đã mất để lại thuộc 1. trong 4. đối tượng dưới đây:

  1. Vợ
    *Dưới 30 tuổi và có con chung
    Được nhận lương hưu cố định trong vòng 5 năm.
  2. Con/cháu
    *Con/cháu của của người đã mất và thoả mãn những điều kiện dưới đây:
    • Con/cháu đã đủ 18 tuổi trước khi kết thúc năm tài chính (trước 31/3)
    • Con/cháu dưới 20 tuổi là người khuyết tật cấp độ 1 hoặc 2Con/cháu dưới 20 tuổi là người khuyết tật cấp độ 1 hoặc 2
    • *Vợ/chồng của người đã mất có con chung hoặc người con đó
      Có thể đồng thời nhận thêm lương hưu cơ bản cho gia quyến của người đã mất.
  3. Người chồng trên 55 tuổi
    Được nhận bắt đầu từ năm 60 tuổi. Trường hợp người chồng đang nhận lương hưu cơ bản cho gia quyến thì có thể đồng thời nhận thêm lương hưu phúc lợi cho gia quyến của người đã mất.
  4. Ông/bà, cha/mẹ
    (Được nhận bắt đầu từ năm 60 tuổi)

*Thứ tự ưu tiên nhận lương hưu

  1. Vợ (có con chung),
  2. Con
  3. Vợ (không có con chung)
  4. Chồng,
  5. Cha/mẹ
  6. Cháu
  7. Ông/bà

Thanh toán một lần khi đã rời khỏi cho người nước ngoài lưu trú ngắn hạn

Có thể yêu cầu thanh toán tiền lương hưu 1 lần trong vòng 2 năm kể từ ngày bạn rời khỏi Nhật Bản.
Đối tượng nhận là những người đáp ứng tất cả các điều kiện từ 1. đến 5. dưới đây: 

  1. Người không có quốc tịch Nhật Bản
  2. Đã đóng bảo hiểm lương hưu quốc dân từ 6 tháng trở lên
  3. Đã mất tư cách nhận bảo hiểm theo chế độ Bảo hiểm lương hưu quốc dân hoặc Bảo hiểm lương hưu phúc lợi
  4. Đã xuất cảnh khỏi Nhật Bản
  5. Chưa đủ thời gian tham gia cần thiết (tổng 10 năm) để nhận được lương hưu

*Với người có thời hạn tham gia lương hưu trên 10 năm
(Người có quyền lợi nhận lương hưu cho người cao tuổi)
Không thể yêu cầu thanh toán một lần khi đã rời khỏi, nhưng trong tương lai có thể nhận nó như là lương hưu cho người cao tuổi của Nhật Bản.

Hiệp định an sinh xã hội

Một hiệp định về an sinh xã hội được ký kết để đảm bảo một người không phải trả phí tham gia chế độ lương hưu công tại 2 nước khác nhau.

Mục đích

  • Để ngăn tình trạng một người phải chịu 2 loại phí bảo hiểm công khác nhau
  • Để bảo đảm tư cách nhận lương hưu quốc dân
    (Tính tổng cộng thời gian tham gia bảo hiểm)
    (Giúp dễ dàng thỏa mãn điều kiện về thời gian tham gia để được nhận lương hưu)

Một khi bạn đã nhận khoản tiền thanh toán một lần khi đã rời khỏi cho người nước ngoài lưu trú ngắn hạn, bạn sẽ không thể cộng dồn khoảng thời gian đã dùng để đổi lấy số tiền thanh toán một lần vào tổng thời gian tham gia bảo hiểm công (tại Nhật hoặc quốc gia của bạn) được nữa.